Image default
Tin tức

4 Phương pháp chống thấm hiệu quả nhất bạn cần quan tâm

Hiện nay, tình trạng thấm dột thường xuyên xuất hiện ở cả những công trình xây dựng lâu năm và cả những công trình chỉ vừa mới xây dựng. Hiện tượng này khiến các công trình bị xuống cấp nặng nề, gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bạn cần có những biện pháp để khắc phục triệt để việc thấm dột. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những phương pháp chống thấm hiệu quả nhất hiện nay, hãy cùng tham khảo nhé!  

1. Chống thấm bằng màng bitum khò nóng

Đây là biện pháp chống thấm được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi ở nhiều hạng mục công trình. Sử dụng màng bitum khò nóng để chống thấm có những ưu điểm như:

– Thời gian thi công nhanh chóng 

– Có thể thi công ở nhiều bề mặt khác nhau, kể cả bề mặt không bằng phẳng. 

– Có tính đàn hồi tương đối tốt. 

Dưới đây là quy trình chống thấm sử dụng màng bitum khò nóng:

– Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn rồi sử dụng lớp lót Primer với định mức 0.2kg/m2 để quét lên bề mặt sàn. Sau khi lớp lót đã khô hoàn toàn (sau khoảng 1 giờ) thì mới được tiến hành khò màng bitum. 

– Bước 2: Đo và cắt màng bitum

Tiến hành cắt màng bitum, lưu ý cắt sao cho các mép nối đều thừa ra khoảng 5cm, khu vực chân tường cần thừa ra khoảng 20cm. Bạn nên chuẩn bị thêm các miếng màng bitum, sử dụng các miếng màng này với mục đích gia cố thêm ở các vị trí như góc tường, cổ ống,…

– Bước 3: Tiến hành khò màng bitum chống thấm

Đốt lửa ở trên bề mặt dính màng bằng đèn khò gas, chú ý đốt đều tay. Cần đốt nóng bề mặt bê tông ngay lúc đó. Cần chuẩn bị con lăn để khi lớp màng chảy và thấm lên bề mặt thì người thực hiện phải nhanh tay ép màng bám chặt vào bề mặt. Đây là khâu quan trọng, đòi hỏi sự nhanh tay, đều tay để bọt khí không thể len lỏi vào trong lớp màng. 

– Bước 4: Gia cố phần mép và phần chân tường

Ở phần mép tường, những lớp màng bitum chồng lên nhau, bạn hãy tiến hành khò nóng để những lớp màng này có thể dính khít vào nhau. Thao tác tương tự với những lớp màng ở khe co giãn. 

– Bước 5: Kiểm tra 

Sau khi lớp màng đã nguội hẳn (sau khoảng 1 ngày thi công), bạn hãy tiến hành kiểm tra hiệu quả chống thấm bằng cách bơm nước. Nếu không còn hiện tượng thấm dột thì có thể nghiệm thu. 

phuong-phap-chong-tham-1

2. Biện pháp thi công chống thấm bằng polyurethane

Polyurethane là loại vật liệu chống thấm rất được ưa chuộng nhờ vào những ưu điểm như:  

– Có độ bám dính và độ đàn hồi tương đối cao. Bên cạnh đó vật liệu này còn có thể giãn dài, từ đó giúp bạn tiết kiệm được một phần chi phí nguyên liệu khi thi công chống thấm.

– Thi công chống thấm bằng polyurethane sẽ không xuất hiện mối nối, giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

– Tuổi thọ cao, có thể bền vững được 20-30 năm. 

Quy trình thi công chống thấm bằng polyurethane:

– Bước 1: Vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ bề mặt thi công rồi làm khô bề mặt. 

– Bước 2: Trộn Revinex với nước theo tỉ lên 1:4 rồi quét hỗn hợp này lên bề mặt thi công. Đây là lớp lót có tác dụng tăng cường độ bám dính.

– Bước 3: Phủ 1 lớp Neoproof PU W với định mức 0.75kg/m2 lên bề mặt thi công. 

– Bước 4: Sau khi lớp phủ thứ nhất đã khô (sau khoảng 24 giờ) thì hãy tiến hành thi công lớp phủ Neoproof PU W thứ 2

– Bước 5: Khi lớp phủ thứ 2 cũng đã khô hoàn toàn, hãy kiểm tra hiệu quả chống thấm rồi bàn giao công trình. 

phuong-phap-chong-tham-2

>> Xem thêm:  Sơn chống thấm cho trần nhà có mang lại hiệu quả cao không

3. Chống thấm với chất phụ gia Sika Latex

Đây là sản phẩm chống thấm mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc. Sika Latex có chi phí khả rẻ, phù hợp với nhiều hạng mục công trình như tường nhà, sàn nhà, mái nhà, sân thượng, ban công,.. nên rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. 

Các bước thực hiện chống thấm với chất phụ gia Sika Latex:

– Bước 1: Dọn sạch bề mặt cần thi công chống thấm. Tiếp đó, hãy làm ẩm bề mặt bằng nước sạch. 

– Bước 2: Trát một lớp vữa lên bề mặt thi công nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa bề mặt sàn với lớp chống thấm.

– Bước 3: Trộn hỗn hợp Sika Latex với nước theo tỉ lệ 1:3, sau đó hãy trộn xi măng và cát cũng theo tỉ lệ này. Trộn riếp 2 hỗn hợp trên với nhau cho đến khi hỗn hợp ở dạng sệt. Tiến hành trát hỗn hợp vừa trộn lên bề mặt thi công với độ dày từ 15-20mm. 

– Bước 4: Bảo dưỡng khu vực thi công trong vòng 24h. Sau đó, hãy kiểm tra hiệu quả chống thấm rồi bàn giao. 

phuong-phap-chong-tham-3

4. Chống thấm bằng sơn epoxy

Sử dụng sơn epoxy là biện pháp chống thấm phổ biến và được đánh giá cao. Ngoài khả năng chống thấm, sơn epoxy còn giúp mang lại tính thẩm mỹ cao cho công trình. 

Quy trình thi công chống thấm với sơn Epoxy: 

– Bước 1: Loại bỏ hết mọi bụi bẩn, tạp chất, vụn vữa trên bề mặt thi công, đảm bảo bề mặt sạch sẽ và bằng phẳng.  

– Bước 2: Tiến hành phủ một lớp sơn lót có chức năng kháng kiềm lên bề mặt thi công. 

– Bước 3: Tiếp đó, hãy phủ thêm 2 lớp sơn lót nữa để đạt hiệu quả chống thấm tối ưu, mỗi lớp sơn lót cần cách nhau 2 tiếng.

– Bước 4: Sau khi lớp lót đã khô, hãy tiến hành quét lớp sơn chống thấm Epoxy lên bề mặt và hoàn thiện công trình. 

phuong-phap-chong-tham-4

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những phương pháp chống thấm hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng rằng qua bài viết bạn sẽ tìm được phương án phù hợp với công trình của mình. Chúc bạn thành công! 

>> Xem thêm: 

 

Rate this post

Related posts

Khám phá sự thanh lịch của gọng kính kim loại

Trần Ái Phương

Tra cứu báo cáo tài chính đã nộp của DN bằng cách nào?

Trần Ái Phương

Lo lắng vì không có thời gian lo cho ông bà, bố mẹ, bạn hãy lựa chọn dịch vụ chăm sóc người già tại nhà dịp tết

Trần Ái Phương

Leave a Comment