Image default
Tin tức

Từ A đến Z về chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy

Theo nhịp bước tiến của thời đại công nghệ số là một loại những sản phẩm tiến tiến và có hàm lượng tri thức cao ra đời như: trí tuệ nhân tạo, giao dịch điện tử,… Áp dụng những tinh hoa khoa học này vào trong quá trình vận hành của tổ chức đã là đòi hỏi, nhu cầu và công tác được thực hiện từ lâu tại các nước phát triển. Trước những đòi hỏi này của xã hội, Việt Nam đã và đang áp dụng triển khai sử dụng hóa đơn điện tử trên toàn quốc. Tuy vẫn còn tồn tại những câu hỏi như:

Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không hay hóa đơn điện tử gốc là gì song vẫn không thể phủ nhận sự ra đời của hóa đơn điện tử đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin trình bày từ A đến Z về các vấn đề xoay quanh chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

1. Nguyên tắc chuyển đổi: 

Người bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ được phép chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy với mục đích chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và bày bán sản phẩm. Tuy nhiên quá trình này chỉ được phép diễn ra 1 lần. Bên cạnh đó, hóa đơn điện tử được chuyển đổi phải đảm bảo thực hiện theo đúng yêu cầu quy định của pháp luật và có chữ ký của người đại diện pháp luật của người bán.

2. Điều kiện áp dụng: 

Hóa đơn điện tử được chuyển đổi từ hóa đơn giấy phải đảm bảo phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc, đồng thời phải có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy, bên cạnh đó cũng phải có chữ ký, họ tên của người trực tiếp thực hiện chuyển hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

hóa đơn điện tử

3. Giá trị pháp lý của hóa đơn giấy được chuyển đổi: 

Hóa đơn điện tử chuyển đổi từ hóa đơn giấy có giá trị pháp lý khi và chỉ khi có khả năng đảm bảo được các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn so với hóa đơn điện tử gốc, có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và đồng thời có chữ ký, họ tên của người trực tiếp thực hiện chuyển đổi theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về chuyển đổi chứng từ điện tử.

https://vianjsc.com/cap-nhat-qua-cac-phien-ban-phan-mem-ho-tro-ke-khai-thue/

4. Ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển đổi: 

Các ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử bao gồm đầy đủ các thông tin như sau: dòng chữ có chức năng phân biệt giữa hóa đơn chuyển đổi và hóa đơn điện tử gốc, ghi rõ ”hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử…”, họ và tên, chữ ký của người đại diện trực tiếp thực hiện chuyển đổi và thời gian thực hiện chuyển đổi.

5. Hóa đơn điện tử được phép chuyển đổi mấy lần? 

Chiếu theo Điều 10 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP, việc chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy phải đảm bảo trùng khớp chính xác nội dung giữa hai bản. Bên cạnh đó hóa đơn điện tử chuyển đổi thành hóa đơn giấy thì hóa đơn giấy đó chỉ có giá trị lưu trữ để ghi sổ và theo dõi theo quy định của pháp luật. Như vậy, chỉ được phép lập và chuyển đổi 1 lần duy nhất.

Lưu ý: Sau khi được chuyển đổi hóa đơn đó cần được in ra đóng dấu và ký như hóa đơn giấy.
Hóa đơn điện tử chuyển đổi ra hóa đơn giấy góp phần đáp ứng nhu cầu cần sử dụng chứng từ tài chính bằng văn bản của các cá nhân và doanh nghiệp. Áp dụng chuyển đổi theo đúng quy định của pháp luật góp phần tạo nên một nền kinh tế công khai, minh bạch trong môi trường kinh tế số hiện nay.

https://vianjsc.com/

Related posts

Những nguyên tắc thiết kế nhà cổ điển cần phải tuân theo

Trần Ái Phương

Điểm danh các model bếp từ Bosch 3 vùng nấu nên mua

Trần Ái Phương

Cập nhật qua các phiên bản phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế

Trần Ái Phương

Leave a Comment